Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virus dại thuộc họ Rhabdovirus gây ra. Đặc điểm của bệnh là virus tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não. Liệt não làm cho con vật trở nên hoảng loạn (điên dại) và chết.
Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là chó (87%), mèo nuôi (7%) và còn lại ở động vật hoang dã (6%). Triệu chứng bệnh dại biểu hiện qua 2 thể bệnh: thể điên cuồng và thể dại câm. Bệnh dại trên chó lây chủ yếu qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe qua nước bọt tại vết cắn.
1/ Bệnh dại trên chó – Đặc điểm và cách thức truyền
Virus gây bệnh là loại virus dại thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN và có bao ngoài. Chúng có thể tồn tại trong cơ thể từ 2-8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu virus được truyền từ nước bọt qua vết cắn. Thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn lại còn 10 ngày.
Cách thức truyền bệnh: bệnh dại trên chó thường có khả năng lây nhiễm cao ở thú chưa được tiêm phòng. Hay đi lang thang ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hay chó/mèo bị nhiễm bệnh. Bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe qua nước bọt tại vết cắn.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dại trên chó
Sau khi thú bị nhiễm trùng, virus bệnh dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ. Ở đây chúng có thể tồn tại mà không bị phát hiện trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng. Trong thời gian ủ bệnh này (hoặc tiềm ẩn), con vật vẫn khỏe mạnh và không có cứ một dấu hiệu biểu hiện bệnh nào.
Trong khoảng 3 – 6 tháng tiếp theo, virus gây bệnh dại trên chó sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể. Các dây thần kinh ngoại vi và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương (tủy sống và não). Lúc này bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng và con vật có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh dại. Cuối cùng con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày.
a/ Thời kỳ ủ bệnh: Bệnh phát ra trong vòng 10 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Ở chó thời gian này trung bình là 10 ngày.
Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Đó là lý do tại sao việc chuẩn đoán bệnh trong giai đoạn này là cực kì khó khăn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y.
b/ Thời kỳ phát bệnh: Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt).
** Thể dại điên cuồng: Được chia làm 3 thời kỳ:
– Thời kỳ tiền lâm sàng: của bệnh dại ở chó có dấu hiệu khác thường như: trốn vào góc tối, kín đáo, đến gần chủ miễn cưỡng hoặc trái lại. Tỏ ra vồn vã thái quá, thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc bồn chồn, v.v.
– Thời kỳ điên cuồng:
+ Các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội. Quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài.
+ Vết thương nơi bị cắn ngứa, chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu.
+ Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, mắt đỏ ngầu, dãn đồng tử, con vật có biểu hiện khát nước. Muốn uống nhưng không nuốt được, chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt, cắn vu vơ. Hay giật mình, đi lại không có chủ định, trở nên hung dữ, điên cuồng.
+ Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về. Trên đường đi gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người.
– Thời kỳ bại liệt:
+ Chó bị liệt, không nuốt được thức ăn, nước uống, liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm. Thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy ra, chân sau liệt ngày càng rõ.
+ Chó chết trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.
Thể dại điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp chó dại, số còn lại là thể dại câm
** Thể dại câm: Là dạng bệnh không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng. Như thường thấy ở bệnh dại trên chó, chó chỉ có biểu hiện buồn rầu.
+ Có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau. Nhưng thường là liệt cơ hàm, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra.
+ Nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được. Chỉ gầm gừ trong họng.
+ Quá trình này tiến triển từ 2 – 3 ngày.
Nói chung, thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thông thường chỉ từ 2 – 3 ngày vì hành tủy của con vật bệnh bị virút tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô hấp sớm hơn.
Riêng ở mèo, ít bị mắc bệnh dại hơn chó (2 – 5%) vì mèo quen sống một mình. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó. Mèo bệnh hay núp mình vào chỗ vắng, bóng tối, hay kêu, bồn chồn, không nằm yên một chỗ, khi người chạm vào thì nó cắn mạnh và cào, gây nên vết thương sâu tạo điều kiện cho vi rút dại xâm nhập.
>>>> Xem thêm Năm bệnh nguy hiểm thường gặp ở Mèo
Liên hệ đến phòng khám thú y Hương Nở để được hỗ trợ tư vấn các dịch vụ khám, chăm sóc, chữa bệnh cho thú cưng với công nghệ cao, hiện đại bậc nhất hiện nay.
Quý khách hàng có thể đặt lịch hẹn dịch vụ để được phục vụ nhanh hơn tại trang:
” Với Phương châm làm việc: TẬN TÂM – TẬN TỤY – TẬN TÌNH “