Nhằm giúp các chủ yêu chó bổ sung thêm vốn kiến thức về thú y từ đó có các biện pháp phòng tránh hiệu quả và cải thiện sức khỏe cho đàn cún cưng, Bác sĩ thú y Hương Nở giới thiệu tóm tắt một số bệnh hay gặp trên chó và cách phòng tránh để các Sen cùng tham khảo.
1. BỆNH DẠI
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm chung giữa động vật và người, gây nên những cái chết với triệu chứng rất thảm khốc. Đặc điểm của bệnh là virút tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương là não bộ làm cho con vật trở nên hoãng loạn (điên dại) và chết. Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã.
1.1. TRIỆU CHỨNG DẠI Ở SÚC VẬT
– Hung dữ khác thường.
– Nước dãi nhiều.
– Giọng sủa khàn.
– Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.
– Triệu chứng dại của mèo giống của chó nhưng thích lánh vào chỗ tối.
– Mèo dại rất nguy hiểm.
1.2. CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ SÚC VẬT NGHI DẠI CẮN
Tại chỗ:
– Rửa thật kỹ vết cắn bằng xà phòng và các chất sát khuẩn để diệt virus dại.
– Nếu phải cắt lọc vết thương chỉ được khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày.
Đến ngay cơ sở y tế:
– Bị cắn nhiều vết nguy hiểm.
– Bị cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục.
– Không theo dõi được con vật.
Phải tiêm vaccin phòng dại và kháng dại sớm.
– Thuốc đặc trị: không có.
– Cách phòng tốt nhất: Tiêm vắc xin.
2. BỆNH CARRE
Bệnh carre do Canine Distemper virus gây ra, là một loại virus có khả năng lây nhiễm thông qua đường hô hấp, tiêu hóa, là một bệnh có tính truyền nhiễm cao, có tính toàn cầu, chó ở mọi loài, mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh và lây nhiễm.
Carre thường biểu hiện với triệuchứng lâm sàng như sốt cao, hô hấp khó khăn, viêm dạ dày ruột cấp và triệu chứng thần kinh.Thời kỳ ủ bệnh của carre thường 3-6 ngày(dài nhất là 17-21 ngày) bệnh tình có thể kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng. Chó phát bệnh thường chết ở tỉ lệ 50-80% thậm chí 100% nếu không sớm điều trị.
Lúc bệnh phát ở dạng kế phát (thường kết hợp cùng bệnh viêm gan truyền nhiễm) tỉ lệ chết do bệnh càng cao. Bệnh phát thường đi đôi với tuổi đời của chó: chó dưới 2 tháng tuổi (do có miễn dịch của chó mẹ truyền cho) 20%; 2~12 tháng tuổi 70%, 2 tuổi trở lên bệnh phát tỉ lệ thấp nhất, 5-10 tuổi 5%; chó phát bệnh carre nếu được chữa khỏi có thể có kháng thể carre suốt đời. Mùa đông xuân là mùa phát bệnh carre.
– Thuốc đặc trị: không có.
– Cách phòng tốt nhất: Tiêm vắc xin.
3. BỆNH PARVOVIRUS TRÊN CHÓ
Là bệnh truyền nhiễm xảy ra trên chó mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt trên chó non 6-20 tuần tuổi tỉ lệ chết rất cao. Bệnh do Parvovirus type 2 gây ra. Có triệu chứng viêm dạ dày ruột, ói mửa, tiêu chảy ra máu, chó suy sụp rất nhanh do mất máu, nước và điện giải, phân có màu máu cá và rất tanh.
– Thuốc đặc trị: không có.
– Cách phòng tốt nhất: Tiêm vắc xin.
4. BỆNH HO CŨI CHÓ (VIÊN KHÍ QUẢN PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM)
Bệnh gây ra nhiều nhất ở chó dưới 6 tháng tuổi, chó nhập từ nước ngoài, chó chuyển vùng vào đợt đợt rét lạnh, ẩm ướt hoặc chó bị nhiều stress bất lợi khác… đều có khả năng mang bệnh
Bệnh lây lan nhanh làm chết nhiều chó với các triệu chứng ho khạc kéo dài từ 7- 21 ngày do viêm đường hô hấp trên, mặc dù lúc đầu vẫn ăn khỏe, nhanh nhẹn, không sốt, khó có thể biết chó đã mang bệnh.
Quan sát kỹ: mắt không trong sáng, có rử ghèn, gương mũi luôn luôn khô, ráp và chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra…bệnh chuyển sang mạn tính, chó gầy sút nhanh do kế phát các bệnh vi khuẩn, virus khác: Parvovirus, Carre… tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hôi tanh, nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch.
Bệnh thường diễn biến kéo dài tới nhiều tuần, thậm chí tới 2 tháng. Những con được chữa trị theo triệu chứng, tưởng chừng đã khỏi, sau vài tuần bị lại, tỷ lệ tử vong rất cao.
– Thuốc đặc trị: không có.
– Cách phòng tốt nhất: Tiêm vắc xin.
5. BỆNH VIÊN GAN TRUYỀN NHIỄM
Là bệnh lây lan rất nhanh, các loài chó hoang dã và chó chưa được tiêm vaccine CVA-1 đều có thể mắc bệnh, đặc biệt với chó dưới một năm tuổi. Bệnh không lây sang người.
Virus CAV-1 qua đường miệng, tiêu hóa xâm nhập mô bào hầu hết các cơ quan cơ thể của chó, dù chưa phát bệnh ( ủ bệnh ) nhưng thời gian nhiễm CAV-1 này đã có thể lây truyền sang chó khác qua các chất bài tiết : phân, nước tiểu và rớt dãi…Những con chó may mắn khỏi bệnh vẫn mang virus tới 9 tháng sau.
Virus CAV-1 tấn công hủy hoại gan, thận và hệ tuần hoàn rồi nhanh chóng xâm nhập toàn bộ cơ thể. Chó kém ăn, bỏ ăn rồi chuyển sang hôn mê. Kỳ ủ bệnh từ 4-7 ngày.
Triệu chứng: chó sốt (39.4 – 41.1oC), bỏ ăn, tiêu chảy và nôn ra máu. Chó thường co gập, quằn quại do những cơn đau dữ dội vùng bụng do sưng gan. Ánh sáng có thể kích thích mắt gây đau, viêm chảy nước măt rồi có rử ghèn. Có các điểm nốt xuất huyết dưới da, dễ thấy ở vùng da bụng. Niêm mạc mắt có màu vàng rồi toàn bộ da vàng như nghệ do chứng hoàng đản sắc tố mật tràn vào máu. Chó khó có thể qua khỏi một khi có triệu chứng vàng da.
– Thuốc đặc trị: không có.
– Cách phòng tốt nhất: Tiêm vắc xin.
Hãy theo dõi thường xuyên Phòng khám thú y Hương Nở để cập nhật những thông tin hữu ích về cách chăm sóc thú cưng nhà mình nhé!
>>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về Có nên cho mèo uống sữa ông thọ hay không
Liên hệ đến phòng khám thú y Hương Nỡ để được hỗ trợ tư vấn các dịch vụ khám, chăm sóc, chữa bệnh cho thú cưng với công nghệ cao, hiện đại bậc nhất hiện nay.
Bảng giá tiêm ngừa vaccin cho cún hiện đang áp dụng tại các cơ sở của Thú Cưng Hương Nở:
Quý khách hàng có thể đặt lịch hẹn dịch vụ để được phục vụ nhanh hơn tại trang:
” Với Phương châm làm việc: TẬN TÂM – TẬN TỤY – TẬN TÌNH “